Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng đồng loạt ngành công nghiệp sản xuất

Thế giới hiện đang lâm vào tình trạng thiếu chip nghiêm trọng, điều này đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên toàn cầu, từ máy tính, điện thoại, xe hơi thì nay là điện tử gia dụng.

Theo báo cáo của trang NDTV, sự thiếu hụt nguồn cung chip đã và đang làm căng thẳng các kho dự trữ hiện có của các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng, trong đó các nhà sản xuất thiết bị gia dụng cũng là một trong số đó. Jason Ai, chủ tịch công ty Whirlpool Corp – một trong những công ty sản xuất và tiếp thị thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới cho biết, họ đang phải giảm sản lượng sản xuất 25% trong một vài tháng và không thể đáp ứng được số lượng đơn hàng từ Mỹ và châu Âu.
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng đồng loạt ngành công nghiệp sản xuất - chip 2
Ảnh: @Pixabay.
Ông cũng gọi tình huống này là “cơn bão” khi chia sẻ điều này với Reuters bên lề Triển lãm Thiết bị điện tử và gia dụng thế giới tổ chức tại Thượng Hải. Ông nói thêm rằng: “Một mặt chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các thiết bị gia dụng, mặt khác chúng tôi đang đối mặt với sự vỡ trận trong việc phải đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu. Hiện tại, công ty đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ bộ vi điều khiển, vốn là những bộ xử lý đơn giản cung cấp năng lượng cho hơn một nửa dòng sản phẩm của mình bao gồm lò vi sóng, tủ lạnh và máy giặt. Không riêng gì Whirlpool Corp, Hangzhou Robam Appliances – nhà sản xuất điện gia dụng Trung Quốc với hơn 26.000 nhân viên cũng đã phải lùi lịch ra mắt lò nướng cao cấp thêm 4 tháng, vì không thể mua đủ vi điều khiển. Theo Giám đốc Tiếp thị Dan Ye, hầu hết sản phẩm của họ đều ưu tiên cho smart home nên cần rất nhiều chip.
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng đồng loạt ngành công nghiệp sản xuất - chip 1
Ảnh: @Pixabay.
Thực tế, sự thiếu hụt chip bắt đầu nghiêm trọng vào cuối tháng 12/2020, một phần là do các nhà sản xuất ôtô tính toán sai nhu cầu và đồng thời nhu cầu về chip bất ngờ tăng cao ở một số ngành như smartphone và máy tính trong giai đoạn Covid-19, do nhiều người phải làm việc và học tập từ xa, điều đó làm dấy lên tình trạng thiếu hụt chip chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu. Việc thiếu chip buộc các nhà sản xuất ôtô như General Motors phải cắt giảm sản lượng. Các hãng sản xuất smartphone như Xiaomi phải tăng giá sản phẩm bán ra. Đáng chú ý, tình trạng thiếu chip cũng đang và đã ảnh hưởng đến các nhà cung cấp chip cao cấp như Qualcomm. Thậm chí, sự thiếu hụt chip toàn cầu đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ôtô trên toàn thế giới, với một số thương hiệu đã tạm dừng sản xuất hoàn toàn đối với một số mẫu xe của họ. Trong khi đó, thị trường nhà thông minh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, khi các sản phẩm này cũng yêu cầu phải có đủ nguồn chip. Theo báo cáo của Bloomberg: “Những người khổng lồ trong ngành công nghiệp bán dẫn, từ Continental AG đến Renesas Electronics Corp và Innolux Corp đã cảnh báo về sự thiếu hụt dài hơn dự kiến, xảy ra do dịch bệnh Covid-19, sẽ gây ảnh hưởng đến mọi thứ từ sản xuất ôtô đến máy chơi game và thiết bị di động cùng nhiều lĩnh vực khác”. “Có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu trong lĩnh vực CNTT trên toàn cầu. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, các lãnh đạo của công ty đã gặp gỡ các đối tác nước ngoài để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thật khó để nói rằng, vấn đề thiếu hụt nguồn cung chip đã được giải quyết 100%”. Hiện ngày càng có nhiều công ty trong ngành cảnh báo tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài lâu hơn xuyên suốt tới mùa hè năm 2021.